Việc ghi nhớ và ứng dụng được 5 bài học sau sẽ giúp bạn trở thành một người vừa thành đạt vừa được nể trọng.
Dale Carnegie (24/11/1888 – 1/11/1955) là nhà văn, nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự phát triển bản thân, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng giao tiếp. Ông là tác giả cuốn Đắc nhân tâm (How to Win Friends and Influence People, 1936) - một trong những cuốn sách rèn luyện bản thân bán chạy nhất mọi thời đại. Với hơn 30 triệu bản in được bán ra, cuốn sách này đã đứng vững trước thử thách của thời gian.
Dale Carnegie (24/11/1888 – 1/11/1955) là nhà văn, nhà thuyết trình Mỹ và là người phát triển các lớp tự phát triển bản thân, nghệ thuật bán hàng, huấn luyện đoàn thể, kỹ năng nói trước công chúng và kỹ năng giao tiếp. Ông là tác giả cuốn Đắc nhân tâm (How to Win Friends and Influence People, 1936) - một trong những cuốn sách rèn luyện bản thân bán chạy nhất mọi thời đại. Với hơn 30 triệu bản in được bán ra, cuốn sách này đã đứng vững trước thử thách của thời gian.
Tom Popomaronis - Chủ tịch Công ty Dịch vụ giáo dục RateMyTeachers.com cho biết, triết lý kinh doanh của Dale Carnegie luôn có một vị trí nhất định tại bàn ăn của gia đình ông. Cha của Tom đã yêu cầu ông và các chị em của ông phải đọc cuốn Đắc nhân tâm của Carnegie từ nhỏ. Và trong quá trình khởi nghiệp, Tom càng thấy thấm thía các bài học sau đây trong Đắc nhân tâm hơn bao giờ hết:
1. Khi làm việc với người khác, hãy nhớ rằng bạn không làm việc với các cỗ máy logic, mà là những sinh vật có cảm xúc ("When dealing with people, remember you are not dealing with creatures of logic, but creatures of emotion").
Cho dù là đi bán hàng hoặc thương lượng hợp đồng, bạn cần phải phá vỡ được các rào cản cảm xúc để đạt được mục tiêu của mình. Hãy sử dụng EQ của bạn để hiểu được những cảm xúc con người của đối tác, thay vì chỉ dùng đơn thuần IQ để thuyết phục họ bằng logic.
2. Hầu hết những điều quan trọng trên thế giới đã được thực hiện bởi những người không chịu bỏ cuộc ngay cả khi dường như chẳng có chút hy vọng nào ("Most of the important things in the world have been accomplished by people who have kept on trying when there seemed to be no hope at all").
Khả năng phục hồi sau thử thách là chìa khóa của các doanh nhân thành công. Khi các hy vọng dường như bị dập tắt, đó lại chính là cơ hội cho họ bứt phá và tìm hướng đi mới.
3. Hành động mạnh hơn lời nói, và một nụ cười luôn nói lên rằng: “Tôi thích bạn. Bạn khiến tôi hạnh phúc. Tôi vui khi gặp được gặp bạn" ("Actions speak louder than words, and a smile says, 'I like you. You make me happy. I am glad to see you").
Bước vào phòng họp với một nụ cười là điều rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, nó khuyến khích mọi người tương tác với bạn.
4. Người thành công là người được hưởng lợi từ những sai lầm của mình, và dám thử lại cách khác ("The successful [person] will profit from his mistakes and try again in a different way").
Hầu hết các doanh nhân thành đạt đã từng gặp thất bại trước khi có được cơ hội thành công. Những người đó không bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi của chính họ.
5. Hãy quan tâm nhiều hơn đến nhân cách của bạn thay vì danh tiếng. Nhân cách là giá trị thực của bạn, trong khi danh tiếng chỉ đơn thuần là những gì người khác nghĩ về bạn ("Be more concerned with your character than with your reputation, for your character is what you are, while your reputation is merely what others think you are").
Bao nhiêu lời văn vẻ dù có đẹp đẽ tới đâu cũng sẽ là vô nghĩa nếu thiếu nhân cách cá nhân lẫn đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần một chút lơ đễnh trong việc đánh giá có thể phá hủy danh tiếng của bạn.
1. Khi làm việc với người khác, hãy nhớ rằng bạn không làm việc với các cỗ máy logic, mà là những sinh vật có cảm xúc ("When dealing with people, remember you are not dealing with creatures of logic, but creatures of emotion").
Cho dù là đi bán hàng hoặc thương lượng hợp đồng, bạn cần phải phá vỡ được các rào cản cảm xúc để đạt được mục tiêu của mình. Hãy sử dụng EQ của bạn để hiểu được những cảm xúc con người của đối tác, thay vì chỉ dùng đơn thuần IQ để thuyết phục họ bằng logic.
2. Hầu hết những điều quan trọng trên thế giới đã được thực hiện bởi những người không chịu bỏ cuộc ngay cả khi dường như chẳng có chút hy vọng nào ("Most of the important things in the world have been accomplished by people who have kept on trying when there seemed to be no hope at all").
Khả năng phục hồi sau thử thách là chìa khóa của các doanh nhân thành công. Khi các hy vọng dường như bị dập tắt, đó lại chính là cơ hội cho họ bứt phá và tìm hướng đi mới.
3. Hành động mạnh hơn lời nói, và một nụ cười luôn nói lên rằng: “Tôi thích bạn. Bạn khiến tôi hạnh phúc. Tôi vui khi gặp được gặp bạn" ("Actions speak louder than words, and a smile says, 'I like you. You make me happy. I am glad to see you").
Bước vào phòng họp với một nụ cười là điều rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ, nó khuyến khích mọi người tương tác với bạn.
4. Người thành công là người được hưởng lợi từ những sai lầm của mình, và dám thử lại cách khác ("The successful [person] will profit from his mistakes and try again in a different way").
Hầu hết các doanh nhân thành đạt đã từng gặp thất bại trước khi có được cơ hội thành công. Những người đó không bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi của chính họ.
5. Hãy quan tâm nhiều hơn đến nhân cách của bạn thay vì danh tiếng. Nhân cách là giá trị thực của bạn, trong khi danh tiếng chỉ đơn thuần là những gì người khác nghĩ về bạn ("Be more concerned with your character than with your reputation, for your character is what you are, while your reputation is merely what others think you are").
Bao nhiêu lời văn vẻ dù có đẹp đẽ tới đâu cũng sẽ là vô nghĩa nếu thiếu nhân cách cá nhân lẫn đạo đức nghề nghiệp. Chỉ cần một chút lơ đễnh trong việc đánh giá có thể phá hủy danh tiếng của bạn.