Mục điểm sách trên trang BBC giới thiệu cho bạn đọc 10 cuốn sách dành đọc cho tháng 7 này, trong đó có một cuốn hồi ký về một người Libya sống lưu vong cho đến tập truyện ngắn viết về các phi hành gia và cuốn tiểu thuyết hình dung ra một lịch sử thay thế của nước Mỹ.
1. The Return (tạm dịch: Trở về) – Hisham Matar
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Hisham Matar “In the Country Men” nằm trong danh sách chung khảo của giải Man Booker và giải thưởng của Giới Phê Bình Sách Quốc gia. Gia đình anh rời khỏi Libya năm 1979, khi đó anh mới lên 8. Cha anh, Jaballa Matar, một lãnh đạo xuất chúng của phe đối lập, đã bị ép phải sống lưu vong vì lý do chính trị. Năm 1990, ông Jaballa bị cảnh sát chìm Ai Cập bắt cóc tại Cairo và đưa đến chỗ của Gaddafi.
Ông bị giam trong nhà tù tại Tripoli, được người đời biết đến là “tram dừng chân cuối cùng” dành cho những ai mà giới cai trị muốn cho vào quên lãng. Năm 2012, chế độ cũ ở Libya bị lật đổ, Hisham Matar quay trờ lại tìm cha, sàng lọc thông tin có được từ các mối liên hệ trong chính phủ Anh, các tổ chức nhân quyền, một trong những người con của Gaddafi cùng với các bạn tù của cha mình.
Hisham viết trong cuốn hồi ký cảm động và sâu lắng về cuộc sống lưu vong cùng sự trở về của mình: “Hy vọng là khéo léo và kiện trì”. (Lời ngợi khen của NXB Random House)
2. Multiple choice (tạm dịch: Nhiều chọn lựa) – Alejandro Zambra
Nhà văn người Chilê Zambra, tác giả tập truyện “My Documents” – tác phẩm lọt vào chung khảo giải thưởng Truyện ngắn Thế giới Frank O’Connor, học tiếng Anh thông qua việc nghe các bài hát của ban nhạc rock Nirvana và xem phim truyền hình thực tế Seinfeld.
Khả năng định thời điểm hài hước của ông là không chê vào đâu được. Tập truyện mới của ông, do Megan McDowell dịch từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh, được kết cấu như một tập văn nhại lại phần năng khiếu dùng từ trong bài kiểm tra Năng khiếu Học viện Chile mà tác giả đã thực hiện hồi năm 1993. Trong tuyển tập, có một truyện, một bài kiểm tra khả năng đọc hiểu, nói về một cặp sinh đôi lợi dụng diện mạo giống nhau của mình để gian lận điều luật vào thi của trường. (“Chúng tôi nhận được thông điệp anh nhắn gửi: Gian lận là một phần trong thỏa thuận.”) Zambra kín đáo nhắc tới lịch sử Chile – một bộ câu hỏi trong phần “loại bỏ bản án” liên quan đến lệnh giới nghiêm được áp đặt trong khoảng thời gian từ 11/9/1973 đến 2/1/1987.
Các truyện ngắn của Zambra vừa khôi hài vừa thâm thúy. (Lời khen ngợi của NXB Penguin)
3. Hoeroes of the Frontier (tạm dịch: Những anh hùng miền biên giới) – Dave Eggers
Cuốn tiểu thuyết mới tuyệt vời của Eggers là một câu chuyện gia đình hài hước vô cùng kịch tính đầy ắp các quan điểm tươi mới và những cái nhìn thấu suốt tính nhu nhược của con người. Josie 38 tuồi có hai mặt con – cậu bé Paul “hiền dịu, đi lại chậm rãi” 8 tuổi và cô bé Ana 5 tuổi với những hành vi không thể lường trước được, “một mối đe dọa bất biến đối với khế ước xã hội”.
Phòng khám nha của Josie ở thị trấn nhỏ Ohio hoạt động không thành công. Chồng cũ của cô chuẩn bị tái hôn. Josie rời Ohio để đến Alaska, cô thuê một chiếc RV tuềnh toàng lên kế hoạch gặp cô em Sam cùng cha khác mẹ, “cô bạn hoang dã” của mình, giờ đang là hướng dẫn viên câu cá ở Homer. Eggers đã lảm nổi bật sự tương phản giữa nét hoang vu ở Alaska với những người dân xù xì gai góc, chưa văn minh nhưng cực kỳ hóm hỉnh đi lang thang khắp nơi. Josie chạm trán với ma trơi, với những người đàn ông hấp dẫn và không mấy hấp dẫn cùng với những túp lều gỗ trống không mà cô khẩn cầu được vào trong.
Trong cuộc hành trình kỳ quặc, đôi lúc vui nhộn này, mỗi khoảnh khắc đều đưa đến một sự kiện bất ngờ. (Lời khen ngợi của NXB Knopf).
4. Ninety-Nine Stories of God (tạm dịch: 99 câu chuyện về Chúa Trời) – Joy Williams
Williams được trao giải thưởng Pen/Malamud năm nay cho hạng mục Truyện ngắn xuất sắc với 4 tuyển tập truyện ngắn của mình, trong đó có tập The Visiting Privilege (2015).
Tập truyện ngắn mới với 99 truyện vắn tắt về Chúa trời là một món quà nhỏ mà Williams dành tặng cho những ai lần đầu biết đến tác phẩm của mình, và là một sự gợi nhớ tới tài năng viết ngắn xuất chúng của cô. 99 truyện ngắn với độ dài từ một câu cho tới vài trang giấy đều chứa đựng và có liên quan ít nhiều đến Chúa trời, không hề úp mở. Mỗi truyện đều có một dòng kết ngắn (“Ngươi biết đến giấc mơ về nơi mà Tolstoy nằm trên chiếc giường tạm lửng lơ giữa vực sâu bên dưới và khoảng trống hun hút bên trên phải không? Ngươi có biết đến giấc mơ đó không? Đúng đấy, là ta ban cho ông ta đấy, Đức Bề trên nói. HÃY TRÔNG NHỮNG GÌ NGƯƠI NHỚ.”)
Và, nhờ có tài năng của Williams mà chúng ta có được một vầng quang rực sáng, một sự thể hiện tuyệt vời. (Lời khen ngợi của NXB Tin House)
5. The Unseen World (tạm dịch: Thế giới vô hình) – Liz Moore
Ada Sibelius có một tuổi thơ nhạt nhẽo, không đến trường mà học ở nhà dưới sự dạy dỗ của bố. Bố David của cô là người đứng đầu một phòng máy tính kỹ thuật cao của trường đại học Boston danh giá.
Năm 1983, Ada 12 tuổi, cô cùng với các bạn đồng nghiệp của cha thực hiện chương trình thực tế ảo tiên phong có tên Elixir. Rồi, trí óc của David bắt đầu có những biểu hiện của bệnh Alzheimer. Diana Liston, đồng nghiệp của ông sẽ trở thành người bảo trợ của Ada, trong quá trình giải quyết các phát sinh về mặt pháp luật đã dấy lên những nghi vấn về nhận dạng của David. Cuốn tiểu thuyết thứ ba của Moore tập trung vào nghi vấn kéo dài nhiều năm của Ada nhằm tìm ra lai lịch của bố mình; một trong các manh mối cô có được là tệp tin máy tính mà Dadid cất giấu – Thế giới Vô hình. Moore đã tạo ra một loạt các tình tiết kịch tính đầy hấp dẫn liên tục nối tiếp nhau khi dẫn dắt bạn đọc từ thời gian thơ ấu xuyên suốt tới cuộc sống một nhà khoa học máy tính của Ada, rồi lại trở về với quá khứ của David.
Moore là bậc thầy trong viêc gợi lên các mối kết nối cá nhân quan trong cũng như việc tạo phấn khích về mặt trí tuệ trong lĩnh vực máy tính thuở sơ khai. (Lời khen của NXB Norton)
6. Critics, Monsters, Fanatics & Other Literary Essays (tạm dịch: Các nhà phê bình, những con người tàn bạo, những tác giả cuồng mộ và các bài tiểu luận văn học khác) – Cynthia Ozick
Ngạc nhiên trước sự thay đổi của nền văn học trong nửa thế kỷ qua, nhà phê bình từng đoạt giải thưởng Ozick đã chia các nhà phê bình tiền bối và đương thời thành các nhóm theo tiêu chuẩn của riêng mình.
Các nhà phê bình mà Ozick nhắc tới trong cuốn sách của mình gồm có Edmund Wilson, James Wood, Daniel Mendelsohn, Adam Kirsch, Laura Miller và Ruth Franklin. Những tác giả cuồng mộ trong tác phẩm của bà gồm có Kafka và các học giả ngườ Mỹ chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ Hebrew giờ đã không còn ai nhớ tới nữa, những người này đều rời Đông Âu đến với nước Mỹ và, như lời Ozick viết, là “những người bạn cuồng ngôn ngữ” của Kafka. Còn những con người tàn bạo ư? Hãy hình dung tới Harold Bloom. “Thi sĩ và nhà phê bình có thể là những nhà tiên tri ngang tài nhau không? Hãy đọc Bloom, rồi rất có thể bạn sẽ có suy nghĩ như thế.” Tuyển tập tiểu luận mới hay tuyệt này của Ozick, tuyển tập thứ bảy của bà, xét về mặt nào đó, là một cuộc tái sinh. (Ozick than tiếc “ý tưởng kiểu Orwell: sự hấp hối của trí tưởng tượng bởi tính chất vô hình của quá khứ.”)
“Không có các nhà phê bình, sự rời rạc,” Ozick viết, “điều then chốt… là sự hàm ơn. Điều then chốt là tính mạch lạc.” (Lời ngợi khen của NXB HMH Books)
7. Underground Airlines (tạm dịch: Hãng hàng không ngầm dưới lòng đất) – Ben H. Winters
Nhà văn đoạt giải Edgar Winters đã đặt cuốn tiểu thuyết tự biện gây ấn tượng này trong bối cảnh một nước Mỹ khác: Lincoln chưa bao giờ trở thành tổng thống, cuộc nội chiến chưa từng xảy ra và vẫn còn chế độ nô lệ ở 4 bang cực đoan.
Victor 40 tuổi, một cựu nô lệ, được giải phóng từ khi lên 14. Ông là một mật vụ trong lực lượng phục vụ Nguyên soái Mỹ săn nô lệ, đang tiến hành điều tra một căn phòng nhỏ trong hãng hàng không ngầm dưới lòng đất – các nhóm người miền bắc được hình thành dần dần “bắt người và gạ gẫm họ tự do.” Victor cứ chỉ việc làm công việc săn người lĩnh thưởng ấy thì quá khứ của ông vẫn được chôn vùi và vẫn được ở lại phương bắc và là người tự do. Đó là điều ông thỏa hiệp. Nhưng cuộc truy tìm một kẻ chạy trốn có tên Jackdaw đã thách thức giá trị cốt lõi của ông.
Winters đã sáng tác nên một cuốn tiểu thuyết ly kỳ mới có tiết tấu nhanh với một cốt truyện mang tính đạo đức gây tác động mạnh đến người đọc (Lời ngợi khen của NXB Mulholland Books)
8. Eye of the Sixties (Tạm dịch: Con mắt của thập niên 60) – Hudith E. Stein
Năm 1980, Richard Bellamy mở phòng tranh Green trên đường số 57 ở New York. Người hậu thuẫn cho anh, vợ chồng Rober Scull và Ethel được cho là một trong số các nhà sưu tập sáng suốt nhất trong thập kỷ 1960.
Để chuẩn bị cho buổi khai trương phòng tranh Green, Bellamy chọn tác phẩm điêu khắc trên kim loại và gỗ của tác giả Mark di Suvero, lúc ấy ông ngoài 20 tuổi. Sau 5 năm, Bellamy đeo bám một bộ sưu tập của các họa sĩ mới, tác phẩm của họ chỉ rõ tính chất của kỷ nguyên, giới thiệt tới công chúng trường phái nghệ thuật hiện thực trừu tượng, nghệ thuật tối thiểu và nghệ thuật dựa trên nền văn hóa dân gian, Green là phòng tranh đầu tiên trưng bày các tác phẩm nghệ thuật dựa trên nền văn hóa dân gian của Andy Warhol, các họa sĩ khác theo trường phái này mà Bellamy sưu tầm gồm có George Segal, Donald Judd, Dan Flavin và Larry Poons.
Nét tươi mới của Stein khi viết về những thăng trầm của người tạo ra trào lưu nghệ thuật mới có sức thuyết phục này là dựa trên hàng mấy thập kỷ nghiên cứu và phỏng vấn của mình. (Lời khen ngợi của NXB Farrar, Straus & Giroux)
9. On Trails (tạm dịch: Theo những con đường mòn) – Robert Moor
Moor đi bộ dọc theo tuyến đường mòn Appalachian từ Georgia đến Maine vào năm 2009, một năm mưa dầm, lạnh lẽo. Đi giữa trời mưa và sương mù trong 5 tháng trời, anh nghiên cứu con đường mòn mình đi qua bằng “sức mạnh Talmud” và bắt đầu nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử của các tuyến đường mòn.
Sau 7 năm, anh phát hiện ra tuyến đường mòn hóa thạch cổ nhất thế giới tại Mistaken Point ở Newfoundland, học được loài kiến xây hệ thống đường đi rắc rối như mê cung bằng chất pheromone như thế nào, và kiểm tra mối tương tác giữa con người và loài vật – thông qua việc chăn thú thả, săn bắt và nghiên cứu. Anh đi săn theo đường mòn cùng với một sử gia, người đang vẽ bản đồ các con đường mòn trong rừng của vùng đất Cherokee ở Bắc Carolina.
Luân phiên thay đổi giữa “đi bộ theo đường mòn” và “lái xe trên đường”, Moor đã đi tiếp tới các con đường cao tốc liên bang rồi đến mạng internet. Moor là một hướng dẫn viên thông minh, đi lần lượt từ phiêu lưu mạo hiểm đến giàu kiến thức và rồi đến bình thản, (Lời ngợi khen của NXB Simon & Schuster)
10. The Dream of Astronausts (tạm dịch: Giấc mơ của phi hành gia) – Patrick Ryan
Mũi Canaveral là hậu cảnh cho 9 truyện ngắn trong tập truyện đầu tiên của Ryan. Trong truyện Summer of ’69 (Mùa hè năm 69), một công nhân tại Cassandra Grove ở quận Brevard quan sát thấy “một đốm lửa to bằng nắm tay [cô ấy]… bốc lên trên rặng cọ xa nhất.” Nhưng niềm hân hoan của chuyến du hành đặt chân lên mặt trăng ấy dần phai nhạt.
Trong mùa hè năm Nixon từ chức, một cậu bé quan sát thấy cuộc hôn nhân của cha mẹ mình nổ tung (ở tuổi lên 7, cậu bé đã học được cách đếm số lượng ly rượu mà mỗi người đã uống). Một phi hành gia được NASA huấn luyện nhưng chưa từng ứng dụng trong không gian đã cố gắng dụ dỗ một thiếu niên vào nhóm ba người. Có những anh chàng Hướng đạo sinh, có những cô nàng cố gắng làm cho mình giống với Hoa hậu Mỹ, và một phi hành đoàn của Nasa cảm thấy hồi hộp lo lắng sau khi phi thuyền Challenger nổ tung.